Lịch
tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 10 tuổi
Độ tuổi
|
Vắc xin cần
tiêm
|
Sơ sinh
|
· Vắc xin lao mũi 1
· Vắc xin viêm gan B mũi 1
|
1 tháng tuổi
|
· Vắc xin viêm gan B mũi 2
|
6 tuần tuổi
|
· Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do
phế cầu khuẩn mũi 1. Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi
và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất
6 tháng sau. Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc
lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau
1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
· Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus
liều 1.
|
Từ 2 tháng tuổi
|
· Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc
lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
· Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván –
Bại liệt mũi 1.
· Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng,
viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.
|
Từ 3 tháng tuổi
|
· Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván –
Bại liệt mũi 2
· Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng,
viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
· Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus
liều 2.
|
Từ 4 tháng tuổi
|
· Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván –
Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi thứ 4).
· Vắc xin viêm màng não mủ, viêm
họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm
nhắc lại mũi 4)
· Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus
liều 3.
|
Từ 6 tháng tuổi
|
· Vắc xin cúm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi
1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng
10.
|
Từ 9 tháng tuổi
|
· Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi
1. Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi
3 sau 3-5 năm. Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.Có thể tiêm
vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị –
Rubella hay Sởi – Rubella.
|
Từ 12 tháng tuổi
|
· Vắc xin thủy đậu mũi 1. Trẻ từ 12
tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên
tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
· Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm
nhắc lại sau 6-12 tháng).
· Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc
lại.
· Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
· Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi
2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
· Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi
3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).
|
Từ 24 tháng
|
· Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm
màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1. Tiêm nhắc lại một liều
sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm.
· Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm
trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ
định dịch tễ).
· Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm
nhắc lại một lần).
· Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế
cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.
|
Từ 36 tháng và người lớn
|
· Vắc xin Cúm = Vắc xin Vaxigrip
· Vắc xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc
biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho
phụ nữ đang cho con bú.
· 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
· Trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc
chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần
|
Vắc in bạch
hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11
tuổi và 16 – 21 tuổi.
Lịch
tiêm chủng mở rộng 2018
Lich tiêm chủng
mở rộng có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2018 Việt Nam có vắc xin
thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2018, đồng thời triển khai
vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự
sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6-2018.
Theo đó, vắc
xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quanvaxem có tên thương mại là
vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt
Nam từ tháng 5-2017.
Từ tháng
6-2018, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi
trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở
rộng 2018 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký
lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và
tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.
Sởi vẫn là mũi
tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y
tế xã.
Chăm sóc trẻ sơ sinh đến đầy tháng
1. Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu7 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian khá quan trọng đối với một đứa trẻ sơ sinh chưa đầy tháng vì đây vẫn còn là thời kỳ chu sinh của trẻ và khả năng trẻ bị tử vong nếu không được chăm sóc đúng cách là rất cao (chiếm 50%). Trong giai đoạn này, thần kinh sọ não của trẻ bị ức chế vì ngủ nhiều, trẻ chỉ thức dậy khi đói hoặc ướt tã, do đó, cha mẹ cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt.Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là cần phải giữ ấm cơ thể trẻ, nếu để trẻ bị rét, hạ thân nhiệt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trẻ và gây ra nhiều bệnh. Nếu không có vấn đề gì xảy ra với mẹ và trẻ sau khi sinh thì tốt nhất hãy để trẻ được nằm chung với mẹ, điều này vừa giúp kết nối tình mẫu tử, vừa giúp truyền hơi ấm từ mẹ sang con và mẹ có thể quan sát con mọi lúc, kịp thời xử lý khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục từ máu mẹ qua nhau thai, chính vì thế khi chào đời trẻ dễ bị đói, rét nên cần phải có đủ năng lượng để sưởi ấm cơ thể và chống đỡ với thời tiết bên ngoài. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi cần phải nhớ rằng trẻ có nhu cầu ăn rất cao, cần được bú mẹ càng sớm càng tốt ngay khi chào đời nên mẹ phải đáp ứng nhu cầu của trẻ ngay khi bé cần chứ không nên tuân theo một giờ giấc nhất định nào.Sữa non là thức ăn chính và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Khoa học đã chứng minh, chất IgA có trong sữa mẹ 7 ngày đầu có chứa hàm lượng cao gấp nghìn lần so với sữa thường và có tới 4.000 bạch cầu trong 1cm3 sữa non có khả năng giúp trẻ tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy, mẹ không nên vắt sữa non bỏ đi mà hãy tận dụng triệt để cho trẻ ăn. Trẻ sơ sinh chưa đầy tháng nếu được bú sữa non ngay sau khi sinh thì tỷ lệ bị viêm phổi và tiêu chảy sẽ rất thấp.Một số biểu hiện sinh lý bình thường cũng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh chưa chưa đầy tháng như: đi ngoài phân su, phân có màu xanh thẫm hoặc không mùi, đặc quánh... Tuy nhiên, nếu quá 2 ngày mà không thấy trẻ đi ngoài phân su, giảm cân hay vàng da, thường xuyên bị sặc khi bú, khó thở, tím tái, cứng hàm, khóc nhiều, ngủ li bì là biểu hiện không bình thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra tình trạng sức khỏe để có hướng xử lý kịp thời. Trong trường hợp đầu của trẻ có bướu huyết thanh thì cần theo dõi chứ không nên chọc hút vì có thể bị khiến trẻ bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm.Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi bị nhẹ cân, thiếu tháng nhưng không có các dấu hiệu bất thường thì cần theo dõi ở cơ sở y tế đến khi bác sĩ đồng ý cho xuất viện. Khi về nhà cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.