Tại các bệnh viện lớn và hệ thống bệnh viện quốc tế, mát xa sau sinh được áp dụng rộng rãi như một trong những quy trình hỗ trợ mẹ bầu hồi phụ sau giai đoạn sinh nở vất vả. Đây không chỉ là một hình thức thư giãn thông thường mà theo đánh giá của các bác sĩ chuyên môn, mát xa sau sinh giúp phụ nữ mới trải qua quá trình vượt cạn hồi phục sức lực, tránh trầm cảm sau sinh, kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều hơn, cùng nhiều lợi ích khác như:
1️⃣ Giúp giảm đau và thư giãn căng cơ Trong quá trình sinh nở, toàn bộ cơ thể bạn, đặc biệt là bụng, lưng dưới và hông phải chịu những lực tác động quá lớn. Sau khi sinh, nếu cho con bú không đúng tư thế, bạn cũng có thể bị đau ê ẩm ở lưng và vai. Việc được massage sau sinh sẽ giúp bạn giảm đau và bớt căng thẳng.
2️⃣ Tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp Điều này giúp loại bỏ các độc tố, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, cải thiện tâm trạng, củng cố hệ miễn dịch.
3️⃣ Giúp giảm tình trạng sưng phù Massage sẽ kích thích quá trình dẫn lưu hệ bạch huyết giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải nên có tác dụng giảm sưng. Ngoài ra, việc các mô được kích thích trong quá trình massage cũng có thể giúp cơ thể vận chuyển nước đến đúng nơi cần thiết.
4️⃣ Giải phóng endorphin Việc massage thúc đẩy não giải phóng endorphin, một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên, giúp cơ thể cảm thấy thư giãn. Không chỉ thế, loại hormone này còn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
5️⃣ Giải phóng oxytocin Trong khi được massage, cơ thể bạn sẽ giải phóng oxytocin. Đây là hormone kích hoạt phản xạ sản xuất sữa. Điều này có thể khiến bầu vú của bạn tiết sữa trong khi massage. Do đó, bạn nên dùng khăn xô mềm lót trong áo ngực để thấm sữa bị tiết ra.
6️⃣ Thông tắc tia sữa, phòng tránh viêm vú Massage sau sinh còn giúp thông tắc tia sữa, giảm nguy cơ bị viêm vú. Tuy nhiên thao tác massage vùng ngực nên nhẹ nhàng để tránh dồn sữa vào các nang sữa một cách quá mạnh có thể gây tắc tia sữa dẫn đến viêm vú.
7️⃣ Giúp bạn đối phó với hội chứng buồn phiền sau sinh (baby blues) và trầm cảm sau sinh Massage có thể cải thiện tâm trạng và giảm mức độ căng thẳng nên rất hữu ích trong việc tránh cho phụ nữ mới sinh rơi vào trạng thái buồn phiền sau sinh hoặc trầm cảm sau sinh.
8️⃣ Cơ hội để bạn được nghỉ ngơi Trong khi massage, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, thư giãn. Điều này không chỉ giúp bạn tăng tốc độ hồi phục sau sinh mà còn có thêm năng lượng để chăm sóc bé cưng tốt hơn.
NGUYÊN NHÂN - DẤU HIỆU - CÁCH ĐIỀU TRỊ TẮC TIA SỮA
Không ít mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng.
NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC TIA SỮA
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú, chẳng hạn như:
Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến bạn bị sốt nhẹ.
Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
Ngực chịu áp lực: Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin¹, giúp vú bạn giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, bạn cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.
DẤU HIỆU TẮC TIA SỮA
Dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, tắc tia sữa còn có triệu chứng như:
Đau, tức ngực nhẹ
Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực
Ngực sưng đỏ
Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.
CÁCH CHỮA TẮC TIA SỮA TẠI NHÀ
Khi bị tắc tia sữa, việc đầu tiên mà đa số các mẹ thường làm là tạm dừng cho con bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, điều này lại sai hoàn toàn. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả là hãy duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp tình trạng này giảm đi rất nhiều hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy hút sữa nhằm thông tia sữa bị tắc.
Bạn đang cho con bú nhưng bắt đầu thấy căng tức, không thoải mái ở vùng ngực, hãy nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Cho bé bú bên ngực bị đau trước: Nếu bầu vú không quá đau đớn, bạn nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
Chườm ấm quanh bầu ngực có thể giúp sữa chảy đều đặn hơn.
Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thường xuyên bế con khi cho bé bú, bạn có thể chuyển sang tư thế ôm banh hoặc nằm xuống. Điều này sẽ giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.
Xoa bóp: Các chuyên gia khuyên bạn nên xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên và đều đặn. Hãy bắt đầu từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú. Áp dụng biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.
Chế độ dinh dưỡng: Hãy uống thật nhiều nước, đồng thời bổ sung những loại thức ăn có khả năng tăng cường sức đề kháng.
Nghỉ ngơi: Tuy bạn khó có thể nghỉ ngơi khi phải chăm sóc con cả ngày nhưng điều này lại rất quan trọng. Khi bé ngủ, bạn hãy cố gắng chợp mắt cùng con. Ngoài ra, để tiết kiệm sức lực, bạn có thể để những đồ đạc thường xuyên sử dụng ở gần mình, chẳng hạn như tã lót, đồ chơi, bình sữa… Nếu có thể hãy nhờ người thân trông con hộ để được nghỉ ngơi.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo dịch vụ thông tắc tia sữa của các đơn vị uy tín. Với máy móc thiết bị tiên tiến cùng liệu trình điều trị khoa học sẽ giúp bạn thông tia sữa nhanh chóng và hiệu quả.
BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA CHO MẸ
Để ngăn ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:
Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú
Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Uống thật nhiều nước
Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao
Sau sinh cơ thể người
mẹ suy nhược, vùng kín cũng thường bị đau và viêm nhiễm. Xông hơ thảo dược làm
việc rất cần thiết cho sản phụ phục hồi nhanh thể trạng ban đầu. Tuy nhiên nếu
không biết cách xông hơ sau sinh an toàn, khoa học sẽ bị phản tác dụng làm ảnh
hưởng sức khỏe.
Theo kinh nghiệm dân
gian ông bà ta truyền lại, các mẹsau khi sinh cần phải xông hơ thảo dược để phục hồi sức
khỏe. Các biện pháp xông toàn thân hoặc cách xông vùng kín sau sinh sẽ có tác
dụng giữ vệ sinh, phục hồi sức khỏe, nhan sắc và thư giãn rất tốt cho thai phụ.
Để Caringbaby mách mẹ cách xông hơ sau sinh hiệu quả nhé!
Mỗi kiểu xông có cách
thực hiện khác nhau nên các mẹ hãy cùng tìm hiểu trước khi bắt tay vào thực hiện.
Xông hơ sau
sinh có tác dụng gì?
Xông hơ toàn thân là một liệu
pháp dùng hơi nước nóng kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất
độc trong cơ thể sản phụ ra ngoài. Khi xông, tinh dầu và các chất bay hơi chứa
trong thảo dược theo hơi nước bay lên.
Nó sẽ tác động trực tiếp qua
đường hô hấp đến niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi,
tai và các xoang. Xông hơ giúpgiảm stress cho sản phụ, kích thích thần kinh, giảm mệt mỏi, ù
tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.
Ngoài ra, những cách xông hơ
sau sinh cũng mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn về vệ sinh. Sau sinh, tử
cung bắt đầu co bóp để đẩy sản dịch (huyết hôi) ra ngoài. Lúc này, tử cung trở
thành môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn đường sinh dục nữ phát triển,
có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn
luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Việc xông hơ vùng kín (cửa mình) sẽ giúp các vết
thương mau lành hơn, sát khuẩn, vệsinh vùng kín, chống sưng viêm. Nó thúc đẩy quá trình
hồi phục âm đạo, giúp âm đạo se khít trở lại và khử mùi hôi.
Cách xông hơ
sau sinh an toàn cho sản phụ
Để bắt đầu cách xông hơ cho mẹ sau sinh,
mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết như thảo dược xông, dụng cụ: xoong
nước sôi, lều xông hoặc chăn trùm, phòng kín gió…
1. Cách xông
hơ sau sinh toàn thân
– Chuẩn bị
nguyên liệu:
Lá xông sau sinh gồm những lá gì? Các mẹ có thể sử dụng các loại
lá xông cho bà đẻtươi hoặc khô truyền thống của Việt Nam như: bưởi,
chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế… Các
loại lá xông hơi sau sinh này sẽ mang đến cảm giác dễ chịu. Mỗi lần xông chỉ
cần dùng một ít mỗi thứ lá kể trên là được.
Ngoài các loại lá trên, mẹ cũng có thể
đến tiệm thuốc bắc để mua nguyên liệu xông hơi (gói các loại vỏ cây). Tuy
nhiên, mẹ nhớ phải mua tại các tiệm thuốc bắc uy tín, được bảo quản tốt và
không mất vệ sinh. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuốc bắc để lâu bị ẩm mốc
hoặc sử dụng phụ gia chống ẩm mốc, rất nguy hiểm nếu mẹ mua về xông hơi.
– Cách xông
hơ sau sinh toàn thân:
Cho các loại
lá hoặc thảo dược đã rửa sạch vào nồi nước và đun sôi trong vài phút.
Đặt nồi nước
vào nơi kín gió, lấy ghế ngồi cạnh nồi nước rồi trùm chăn kín người.
Ban đầu chỉ
hơi mở hé vung cho hơi nóng bay ra.
Không nên mở
toàn bộ vung ngay lập tức vì hơi nóng quá nhiều sẽ gây bỏng.
Sau đó, mở dần
vung ra cho đến khi mở được toàn bộ vung.
Khi hơi nóng
hạ nhiệt, người ra nhiều mồ hôi thì lau khô người, đợi 60 phút sau dùng lại
nước đã xông, đun nóng và pha ra để tắm. Nhớ tắm nhanh nhé mẹ.
– Các bước chuẩn bị:
Tốt nhất mẹ nên dùng lá trầu
không cùng với chút muối. Các tinh chất trong lá trầu giúp diệt khuẩn, giảm
ngứa và khử mùi vùng kín rất hiệu quả. Đây còn là cách làm nhỏ cửa mình sau
sinh cổ truyền của nhiều sản phụ.
Dụng cụ cần có:
1 nồi để đun nước lá.
1 chăn bông lớn để trùm người, không
nên lấy loại chăn quá dày.
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua lều
xông hơi cũng rất tiện dụng.
1 chiếc ghế thấp để sản phụ dễ ngồi.
– Cách xông hơ vùng kín sau
sinh:
Rửa sạch lá trầu – lá xông cho bà đẻ,
cho vào nồi, thêm một chút muối trắng rồi đổ ngập nước và đun sôi trong
vài phút.
Đặt nồi nước ở nơi kín gió, tốt nhất
là nhà vệ sinh.
Sản phụ mặc váy thật rộng, không mặc
đồ lót. Ngồi trước nồi nước, hé một chút vung nồi cho hơi nước bay vào
vùng kín.
Sau đó, dần dần mở vung to hơn, cho đến
khi có thể mở toàn bộ vung.
Khi hơi nước đã hạ nhiệt, sờ tay thấy
nước chỉ còn hơi ấm thì dùng nước đó rửa lại vùng kín.
Cuối cùng lấy khăn khô sạch lau lại
vùng kín và thay đồ mới.
– Những lưu ý
khi xông hơ cửa mình sau sinh:
Việc xông hơ
phải tiến hành ở nơi kín gió.
Khi xông hơ cần
mặc bộ đồ rộng rãi, thoáng mát và không mặc đồ lót để mồ hôi dễ thoát ra.
Mỗi lần xông
hơ không nên quá 15-20 phút, khi nước xông đã hạ nhiệt thì nên dừng lại
ngay để tránh nhiễm lạnh.
Không tắm
ngay sau khi xông để tránh gây tình trạng trữ nước trong da.
Nên đợi 1 đến
2 tiếng sau khi xông hơ mới tắm bằng nước ấm.
Sau khi xông
hơ, cần uống một cốc nước đầy để tránh tình trạng mất nước.
Không xông
khi vừa ăn no.
Nếu sau khi
xông có tình trạng mệt mỏi thì không nên tiếp tục xông nữa.
Trong trường
hợp có biểu hiện lạ, cơ thể suy yếu thì cần đi khám ngay.
Người đang
trong thời gian kinh nguyệt, người huyết áp cao hay đang ở giai đoạn tiền
ung thư âm đạo tuyệt đối không được xông hơ.
Thời gian
phù hợp để xông hơ
Đối với sinh thường, sau khi
sinh 3 ngày, sản phụ có thể bắt đầu tiến hành xông hơ. Sau khi xông hơ, mẹ có
thể tắm. Đối vớisinh mổ, sau khi sinh khoảng 7 ngày, khi vết mổ đã khô và cơ thể khỏe
hơn thì có thể tiến hành xông hơ.
Các mẹ nên tránh tư tưởng
kiêng cữ không tắm. Bởi điều này rất dễ làm bạn bị nhiễm trùng, đặc biệt là
vùng kín, gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, mùi hôi và vùng kín khó se khít lại.
Có thể thấy cách xông hơ sau
sinh cho các sản phụ khá đơn giản. Mẹ có thể thực hiện đều đặn hàng tuần để vệ
sinh thân thể và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, chị em cũng cần nhớ chọn loại
thảo dược xông hơ đảm bảo vệ sinh, an toàn để tránh những nguy cơ không đáng có
nhé.
SIÊU KHUYẾN MÃI-Chào đón con yêu cùng bạn trong hành trình làm mẹ.
TẶNG GÓI CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ 0₫ KHI MUA GÓI CHĂM SÓC MẸ SAU SINH
-Bạn mới sinh con lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con, tắm bé?
-Bạn không có người thân phụ giúp chăm mẹ bé khi mới sinh
-Bạn chưa biết cho bé bú đúng cách?
-Bạn không có nhiều kinh nghiệm để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh?
Bạn đang tìm một giải pháp chăm con tốt nhất để con bạn được ăn ngon, ngủ ngoan, được vệ sinh sạch sẽ, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ và bản thân bạn cũng được nghỉ ngơi hồi phục sau quá trình vượt cạn.
Hãy để Caringbaby đồng hành để giúp mẹ an tâm trong việc chăm sóc con yêu trong giai đoạn đầu đời cũng như giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau giai đoạn vượt cạn đầy vất vã:
Lưu ý Đừng bỏ lỡ:
Đây là liệu trình Chăm Sóc Phục hồi ở cữ cho Mẹ và Bé 10 buổi, đầy đủ các bước.
Hài Lòng Mới Lấy Tiền
Thanh Toán Cuối Liệu Trình
Không Phát Sinh Chi Phí
ĐẶC BIỆT : Miễn phí 100% chi phí đi lại cho nhân viên khi đến chăm sóc tại nhà
Cơ hội duy nhất chỉ có một lần INBOX ngay để Caringbaby chăm sóc cho mẹ và bé yêu nhé!!
QUY TRÌNH CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ CHUẨN Y KHOA:
QUY TRÌNH CHĂM SÓC BÉ: ( LIỆU TRÌNH TẶNG )
• Massage body bé.
• Tắm bé ( Người nhà chuẩn bị 2 thau: 1 lớn 1 nhỏ và sữa tắm)
• Vệ sinh y khoa: Mắt, mũi, tai, lưỡi, bộ phận sinh dục, rốn
• Hơ lá trầu cho bé: Thóp, tay, chân, bụng, lưng, bộ phận sinh dục, vẽ chân mày
• Cho bé uống sữa
LIỆU TRÌNH CHĂM SÓC MẸ :
CHĂM SÓC DA MẶT.
- Xông hơi mặt bằng tinh dầu.
- Massage đầu vai gáy
- Đắp mặt nạ.
CHĂM SÓC TOÀN THÂN :
- Xoa bóp rượu gừng hạ thổ toàn thân
- Quét rượu nghệ toàn thân
- Xông hơi toàn thân bằng thuốc Bắc ( lều )
- Rửa vết thương tầng sinh môn, vết thương mổ, cắt chỉ, xử lí chỉ viêm, không tiêu
- Đắp men rượu và massage ngực kích sữa.
CHĂM SÓC VÙNG BỤNG - EO :
- Massage bụng tống sản dịch. Làm săn chắc vùng bụng